TC Wine

Có một điều sẽ khiến các tín đồ sành rượu vang sẽ phải thốt lên thích thú đó chính là các nhà nghiên cứu người Hy Lạp đã phát hiện ra rằng uống rượu vang đỏ vừa phải có thể làm giảm sự mất cân bằng oxy hóa (hay còn gọi là stress oxy hóa) , một trong những yếu tố nguy cơ lớn nhất gây ra bệnh tim mạch. Vậy sự thật có phải như vậy không, chúng ta cùng tìm hiểu các kết quả nghiên cứu khoa học nhé!

Stress oxy hóa là một tác nhân dẫn đến một trái tim không khỏe mạnh nhưng rất may, việc uống rượu vang có thể “cứu vãn” được trái tim khỏi việc mất cân bằng oxi hóa. Trong phát hiện mới, một nhóm các nhà nghiên cứu Hy Lạp từ Đại học Harokopio đã chỉ ra rằng những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch vành (CHD) khi uống rượu vang điều độ có tỷ lệ stress oxy hóa thấp hơn nhiều so với những bệnh nhân kiêng rượu hoặc chỉ uống rượu mạnh. Họ tin rằng các hợp chất polyphenolic trong rượu vang là nguyên nhân khiến rượu vang có được lợi ích tuyệt vời này!

Stress oxy hóa là khi cơ thể tạo ra nhiều phân tử hữu cơ phản ứng có chứa oxy hơn là chất chống oxy hóa. Hiện tượng này có thể phá hủy mất DNA, RNA và protein, cuối cùng dẫn đến bệnh tim và các rối loạn khác. Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc uống rượu vang vừa phải và việc giảm được stress oxy hóa, chủ yếu là do các chất chống oxy hóa trong nho, bao gồm các hợp chất như resveratrol.

Nghiên cứu mới được công bố vào đầu năm nay trên tạp chí Nutrients đã thực hiện theo dõi 64 bệnh nhân nam mắc CHD ở độ tuổi ngoài 60 từ các bệnh viện địa phương ở Athens, Hy Lạp, trong 8 tuần. Theo đồng tác giả, Tiến sĩ Elizabeth Fragopoulou, các nhà nghiên cứu đã chọn chỉ nghiên cứu nam giới để có một mẫu tương đối đồng nhất, và Tiến sĩ cũng chỉ ra rằng đàn ông và phụ nữ được đặc trưng bởi các phản ứng sinh hóa khác nhau và một trong những điểm khác biệt chính của họ là các hormone có thể ảnh hưởng đến kết quả quan sát.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành một nghiên cứu mù đơn ngẫu nhiên, trong đó, các bệnh nhân được phân vào ba nhóm nghiên cứu. Nhóm A bao gồm các đối tượng kiêng rượu; Nhóm B bao gồm những bệnh nhân được chỉ định tiêu thụ 200 ml Domaine Hatzimichalis Cabernet Sauvignon mỗi ngày (một ly rượu vang điển hình chứa 150ml); Nhóm C là các đối tượng được chỉ định uống 71ml (2,4 ounce) tsipouro – một loại rượu địa phương được chưng cất mạnh có chứa 40–45% cồn mỗi ngày. Các nhà nghiên cứu đã thu thập các mẫu máu và nước tiểu khi bắt đầu thí nghiệm, cùng mốc thời gian sau 4 tuần và sau 8 tuần để đánh giá hàm lượng protein và quá trình oxy hóa DNA / RNA.

Kết quả cho thấy nồng độ guanin bị oxy hóa (một thành phần của DNA) trong nhóm rượu vang giảm 24,4% sau 4 tuần và giảm 15% sau 8 tuần so với giá trị cơ bản lúc đầu. Nồng độ guanin bị oxy hóa trong nhóm tsipouro tăng 9% sau 4 tuần và 31,1% sau 8 tuần.

Quá trình oxy hóa protein được đo thông qua các mẫu máu. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng mức độ protein carbonyl (một dấu hiệu thường được sử dụng cho stress oxy hóa) trong nhóm uống rượu vang giảm 10,5% sau 4 tuần và 15,6% sau 8 tuần so với khi bắt đầu thử nghiệm. Nhóm uống tsipouro đã tăng 18,1% sau tám tuần. So với nhóm kiêng rượu, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng nhóm uống rượu vang có mức độ protein carbonyl giảm nhiều hơn 7,9%.

Vậy thì, bằng cách nào mà rượu vang có thể tạo ra hiệu ứng giảm này? Theo các nhà nghiên cứu thì các hợp chất phenolic là chất chống oxy hóa hiệu quả có thể chống lại stress oxy hóa và ảnh hưởng đến hoạt động của các enzym chịu trách nhiệm sản xuất các loại oxy phản ứng.

Các nhà nghiên cứu cũng đề nghị rằng cần phải thực hiện nhiều nghiên cứu lâm sàng hơn để xác nhận những phát hiện thú vị này. Những lưu ý quan trọng cần xem xét bao gồm nhóm thuần tập toàn nam giới, các nhà nghiên cứu thực tế dựa trên bảng câu hỏi tần suất thực phẩm, có thể có sự sai lệch và rằng hoạt động sinh học quan sát được của chất chống oxy hóa trong rượu vang chưa thể được quy cho một hợp chất hoặc nhóm hợp chất cụ thể. Thời gian ngắn của nghiên cứu cũng là một yếu tố quan trọng cần xem xét vì kết quả có thể thay đổi sau tám tuần. Nhưng dù sao thì các nhà nghiên cứu vẫn tự tin khi nói rằng rượu vang là thức uống giúp cho trái tim của mọi người khỏe mạnh hơn.

Tiến sĩ Fragopoulou nói thêm rằng những kết quả này ủng hộ ý tưởng rằng các hợp chất hoạt tính sinh học của rượu vang có thể tạo ra các hoạt động chống oxy hóa chống lại tác hại oxy hóa đại phân tử gây ra bởi rượu ở bệnh nhân CHD. Vậy chúng ta có thể tin rằng, nếu uống rượu vang có chừng mực sẽ tốt cho sức khỏe hơn là uống những loại thức uống khác!

Nguồn: Wine Spectator – Is Wine the Heart-Healthiest Alcoholic Beverage?

Trả lời

Your email address will not be published.