TC Wine

Một nghiên cứu so sánh việc tiêu thụ các loại rượu khác nhau đã tìm thấy mối liên hệ giữa rượu vang đỏ và mức độ chất béo nội tạng thấp hơn và giữa rượu vang trắng và mật độ xương chắc hơn.

Thoạt nghe thì có vẻ dùng thức uống có cồn sẽ không tốt cho sức khỏe nhưng nếu uống rượu vang thì sao? Một nghiên cứu mới đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc uống rượu vang đỏ vừa phải với việc giảm được mức độ chất béo nội tạng, loại bỏ “chất béo xấu” khó giảm tích tụ theo tuổi tác làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng mặc dù việc uống rượu vang trắng không có tác động gì đến chất béo xấu, nhưng dù sao nó cũng đã làm tăng mật độ khoáng chất trong xương, một điều quan trọng cần chú ý đối với sức khỏe ở người lớn tuổi. Trong khi đó những người uống bia hoặc rượu mạnh lại có lượng mỡ nội tạng tăng lên.

Nghiên cứu được công bố vào tháng 2 trên tạp chí Khoa học và Thực tiễn về Béo phì bởi Tiến sĩ Brittany Larsen – ứng cử viên khoa học thần kinh tại Đại học Bang Iowa, và được giám sát bởi Tiến sĩ Auriel Willette. Nhóm đã phân tích dữ liệu về lối sống và thành phần cơ thể từ 1.869 người tham gia trong Nghiên cứu Biobank của Vương quốc Anh, một cơ sở dữ liệu y sinh được xây dựng bằng cách thu thập thông tin chi tiết về sức khỏe của hơn 500.000 cư dân của nước Anh.

Trong khi nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của việc uống rượu đến sức khỏe chỉ tập trung vào lượng rượu được tiêu thụ chứ không phải loại rượu, thì nghiên cứu này đã phân tích tác động riêng biệt của bốn loại đồ uống khác nhau: bia và rượu trái cây, rượu vang trắng và rượu vang sủi bọt, rượu vang đỏ và rượu mạnh. Các nhà nghiên cứu cho biết rằng để đánh giá mức độ ảnh hưởng của rượu đến thành phần cơ thể tốt nhất, người ta phải xem xét các mô hình sử dụng đối với các loại rượu khác nhau chứ không chỉ đơn giản là đánh giá mức tiêu thụ rượu nói chung.
Có hai giả thuyết song song về việc rượu ảnh hưởng đến thành phần cơ thể như thế nào vẫn đang được xem xét. Một số nghiên cứu đã chứng minh được rằng rượu “thúc đẩy quá trình giữ chất béo bằng cách giảm quá trình oxy hóa lipid”. Nói cách khác, rượu không chỉ là nguồn cung cấp thêm calo (giả thuyết được gọi là “calo rỗng”), mà còn thực sự làm chậm tốc độ đốt cháy chất béo của cơ thể. Một giả thuyết khác là rượu có thể “cản trở sự hấp thụ calo và tăng tiêu hao năng lượng khi uống cùng với bữa ăn nên có thể giúp chúng ta giảm cân.”

Các nhà khoa học bang Iowa lập luận rằng việc tập trung vào loại rượu được tiêu thụ có thể làm rõ những rủi ro và lợi ích của rượu. Nghiên cứu của họ chỉ ra rằng trong khi rượu mạnh và bia có thể là calo rỗng, rượu vang lại có thể giúp hạn chế sự thèm ăn. Theo diễn giải ngắn gọn từ nghiên cứu này thì “lượng tiêu thụ bia và rượu mạnh có tương quan với tỷ lệ eo-hông. Ngược lại, rượu vang phần lớn lại không có liên hệ hay thâm chí tỷ lệ nghịch với tỷ lệ eo hông.”

Larsen và Willette cho rằng polyphenol trong rượu vang mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Resveratrol, một polyphenol nổi tiếng được tìm thấy trong rượu vang đỏ có thể làm giảm viêm và hạn chế tích trữ chất béo. Axit protocatechuic trong rượu vang trắng, một polyphenol ít được biết đến hơn, được cho là có tác dụng xây dựng xương chắc khỏe, hỗ trợ giảm mất xương. Rượu vang trắng chứa gần gấp đôi lượng axit protocatechuic so với rượu vang đỏ, điều này có thể giải thích tại sao rượu vang đỏ không giúp ích trong hoạt động tăng cường xương như vậy.

Tương tự như thế, rượu vang đỏ có chứa nhiều resveratrol hơn rượu vang trắng nên đó có thể là lý do tại sao rượu vang trắng không ảnh hưởng đến chất béo nội tạng. Larsen còn cho biết rất có nhiều khả năng cho việc nghiên cứu polyphenol trong tương lai. “Hoàn toàn có thể có những polyphenol vẫn chưa được phát hiện có khả năng thay thế chịu trách nhiệm giải thích mối liên quan giữa việc uống rượu vang trắng và mật độ chất khoáng trong xương.”

Các nhà nghiên cứu cũng đã rất minh bạch về những hạn chế trong nghiên cứu của mình. Do các đối tượng đều là cư dân da trắng của Vương quốc Anh từ 40 đến 80 tuổi nên sẽ không chắc những phát hiện của nghiên cứu có thể áp dụng cho các nhân khẩu học khác hay không – mặc dù Larsen tin rằng “kết quả này có thể sẽ áp dụng tương tự cho những người lớn tuổi thuộc các chủng tộc khác.” Dữ liệu về tiêu thụ rượu và lối sống là nghiên cứu tự báo cáo và kiểm soát các yếu tố như giới tính, chế độ ăn uống, tập thể dục và sử dụng thuốc lá, còn các yếu tố khác ngoài việc uống rượu cũng có thể góp phần vào kết quả sức khỏe quan sát được.

Những người uống rượu và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe nên loại bỏ những gì khỏi nghiên cứu? Laren cho rằng khi nói đến vấn đề sức khỏe, không phải tất cả các loại rượu đều giống nhau, cần nói chuyện cụ thể với bệnh nhân và đánh giá thói quen uống rượu của từng người. Người lớn tuổi thường nghe nói rằng uống rượu có lợi cho tim mạch, nhưng chỉ có rượu vang mới thực sự có thể là thức uống có cồn duy nhất có khả năng mang lại lợi ích.

Thay vì dựa trên các hướng dẫn về lượng đồ uống tiêu chuẩn mỗi tuần thì hãy chia nhỏ mức tiêu thụ rượu theo loại. Đặc biệt bạn nên uống rượu vang đỏ và trắng một lượng vừa phải, hạn chế uống bia và rượu mạnh để có thể mang lại lợi ích sức khỏe tối đa đồng thời giảm thiểu rủi ro.

Uống kết hợp cả hai loại rượu một cách điều độ sẽ có nhiều khả năng mang lại nhiều lợi ích hơn là uống một loại rượu liên tục, vì mỗi loại rượu dường như mang lại những lợi ích sức khỏe riêng biệt đối với thành phần cơ thể ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng những người đang không uống rượu thì không nên bắt đầu uống rượu chỉ vì những lợi ích tiềm năng mà rượu vang có thể mang đến cho sức khỏe.

Nguồn: Wine Spectator – Bad Fat? Red Wine Could Fight That, Researchers Believe

Trả lời

Your email address will not be published.